Tháng 9 này thì tôi về nghỉ hưu .
Mới đó mà đã 39 năm trôi qua kể từ ngày ra
trường (1973-2012) .Cũng như các đồng
môn khác xuất thân từ Trường Sư phạm Quy
Nh ơn , tôi đã trãi qua hai chế độ
khác nhau trong đời dạy học thế nhưng đối với nghề , đối với học trò thì chẳng
có gì khác : lấy việc dạy dỗ làm niềm vui , sự trưởng thành của học trò làm lẽ
sống .
Ngày mới ra trường , các giáo sinh như tôi
thường gọi nhau là Giáo Làng vì sau khi học xong rất hiếm người được ở lại
thành phố mà chủ yếu là được phân bổ về nông thôn trên khắp dãi đất miền Trung .Trong buổi chọn
nhiệm sở , đứng trước tấm bảng lớn , nhìn số lượng nhiệm sở mà hoa cả mắt : nào là Quảng Tín , Quảng Ngãi
, Bình Định , Phú Yên , Phú Bổn , Kon Tum , Pleiku , Đắc Lắc ... Cuối cùng tôi
đã chọn Quảng Tín vì thứ tự của tôi là
360 / 500 ( chỉ vì mãi chơi quá ! ) . Một cô bạn của tôi tuy ra trường ở vị trí
cao hơn tôi rất nhiều nhưng cũng chọn Quảng Tín , môt thằng bạn mà trong suốt
hai năm học rất ít khi gặp nhau nay bất ngờ đến bắt tay và vừa cười vừa bảo
" mình sẽ về cùng chỗ với bạn nhé " và đó là một niềm an ủi lớn đối
với tôi vào ngày ra trường . Cô bạn sau đó dạy ở Chu
Lai còn tôi và thằng bạn thì về Thăng
Bình , hai nơi cách nhau chừng 30 km .
Tháng 4/1975 . Lịch sử sang trang . Bạn bè
tứ tản , người thì ra nước ngoài , người thì ở lại Việt Nam và cũng có người mất tích trên
đường " di tản" ! Và rồi đến
cuối tháng 4 năm 1975 tôi ra trình diện tại Quy Nh ơn
cùng một số các bạn khác . Tụi tôi khi
ấy được gọi là " Giáo viên lưu dung " , tôi đã đi dạy lại ngay tại
thành phố Quy Nh ơn
và kể từ đó tôi và đã trãi qua cuộc sống dưới "thời bao cấp"
cũng chỉ với việc dạy học : giày da đã thay bằng dép nhựa , quần áo phẳng phiu
đã được thay bằng quần " trở ống lên làm lưng " , xe Honda thay bằng
xe đạp mà có lúc hỏng lốp phải dùng dây cao su buộc tạm vì chưa có tiêu chuẩn
phân phối . . ăn uống thì có lúc phải ăn
khoai để thay cơm vì chỉ có 9kg gạo và 4 kg củ mì lát khô thì sao đủ được !? Có
lần sau khi dạy xong lớp buổi sáng , học trò về hết , tôi mở cặp ra lấy mấy củ
khoai luộc mang từ nhà đi vào buổi sáng , ăn tạm cho qua bữa để còn dạy tiếp
lớp chiều , vừa ăn mà vừa rưng rưng nước mắt !. Thế nhưng vào thời ấy giáo viên
ai cũng như ai kể cả cán bộ quản lí , chưa có sự phân hóa giàu nghèo . Học sinh
đều ngoan hiền và phụ huynh tất cả đều
kính nể thầy , cô . Lúc tôi dạy bên đảo
, có lúc nửa khuya , ghe cá vào , phụ huynh lại sang gõ cửa biếu thầy , cô vài
con cá để thầy cô cải thiện bữa ăn .Và tôi cũng vẫn sống vui .
Cũng vào thời ấy , một số đồng nghiệp của
tôi đã phải bỏ việc , xoay nghề !
Thời bao cấp rồi cũng qua . Nền kinh tế của
đất nước khá dần lên nhờ mở cửa , đời sống của giáo viên vì thế tuy vẫn còn
chật vật nhưng cũng khá lên đôi chút . Kinh tế mở cửa thì giáo dục cũng "mở
cửa" . Một số giáo viên dạy các môn toán , văn , lí , hóa , ngoại ngữ và
các giáo viên cấp một cũng đã bắt đầu " mở cửa " bằng việc dạy thêm
tại nhà , dạy phụ đạo tại trường . . .
lâu dần về sau này một số ít giáo viên đã giàu lên nhờ " kinh doanh giáo
dục " . Đồng tiền đã chen chân vào giáo dục và có lẽ đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự " xộc xệch " của giáo dục và sự phân hóa
giàu nghèo trong đội ngũ giáo viên . Mặt
khác , giáo viên , nhất là giáo viên chủ nhiệm lại được nhà trường phân công
thu đủ thứ khoản : học phí , bảo hiểm , y tế , phụ đạo , quỹ Hội , vệ sinh nước
uống ... được chia ra từng tháng để thu
nên các thầy cô dần trở thành chủ nợ của học trò vì không đòi nợ học sinh thì làm sao thanh toán đúng hạn cho trường
!? Giờ chủ nhiệm vì thế thường mở đầu bằng việc nhắc nợ ! Cái nhìn của một số học sinh và phụ huynh đối với thầy cô vì thế
cũng đã có sự đổi khác .Và tôi rất buồn vì điều này .
Nhà nước đã quan tâm đến giáo
dục nhiều hơn . Ngày 20 tháng 11 đã được
xem là một dịp để toàn xã hội vinh danh các nhà giáo , thế nhưng " phú quý
sinh lễ nghĩa " và cái lễ nghĩa này đã có sự phân cấp giữa phụ huynh khá
giả và phụ huynh có khó khăn . Mỗi năm cứ đến ngày 20 tháng 11 , giáo viên
chúng tôi lại tổ chức tọa đàm , giáo viên cũ , mới lại có dịp ngồi cạnh nhau để
hàn huyên tâm sự . Học sinh lại nô nức đi thăm thầy cô giáo cũ , mới của mình .
Lòng biết ơn của học sinh và phụ huynh đối với thầy cô giáo đã được thể hiện bằng những bó hoa tươi mang
tặng thầy cô một cách thật lòng nhưng cũng có khi được thể hiện một cách "trên
bình thường " của các bậc phụ huynh khá giả và vì thế ngày 20 tháng 11 hàng năm dần trở
nên một gánh nặng đối với những phụ
huynh nhà nghèo , đông con và giáo viên thì
có nhiều khi lâm vào hoàn cảnh khó xử , thậm chí có giáo viên phải đóng cửa nhà
, không tiếp khách vào ngày này .
Ngày nay , đời sống kinh tế của toàn xã hội
nói chung và của giáo viên nói riêng đã khá hơn nhiều so với trước nhưng đời sống
xã hội vì thế cũng phức tạp hơn . Riêng với những người làm nghề giáo thì đã có
một vài người sa ngã , làm những việc
tồi tệ gây buồn phiền cho phần lớn các
nhà giáo chân chính đã và đang cống hiến sức mình cho sự nghiệp giáo dục của
nước nhà . Tôi buồn vô cùng . Tôi sắp nghỉ hưu nhưng lòng thì vẫn còn rất nhiều
trăn trở ...
Chào Vũ Hải Châu,
Trả lờiXóaXin lỗi, được góp chút tâm sự vào tâm sự Nhà Giáo. Trong một nước có ba trụ cột:một là Dân tộc, hai là Chánh phủ, và ba là Tài nguyên Lãnh thổ.Làm văn hóa giáo dục là thuộc về dân,lo xây dựng và phát triển Dân tộc.Khổ nỗi, mỗi lần thay đổi Chánh phủ chế độ thì chánh sách Văn hóa Giáo dục cũng thay đổi theo, trong lúc Dân vẫn giữ nguyên, chẳng đổi dân khác! Cho nên Nhà giáo, tuy ít bị chết chóc như binh sĩ, là những người khổ nhất mỗi khi có thay đổi chế độ. Cái khổ này là do người ta quan niệm sai lầm bắt Giáo dục Văn hóa phục vụ Chính thể chế độ thay vì phục vụ dân của nước đó. Bản thân tôi cũng đã trải qua những tình cảnh như Hải Châu đã nói,chỉ khác một điều là chẳng có hưu bỗng gì, mặc dầu tôi phục vụ trong ngành giáo dục trên 26 năm (1964-1990)! Những bài học lịch sử cho thấy Chính quyền mất còn có thể giành lại được, lãnh thổ mất còn có thể tái chiếm, văn hóa giáo dục là linh hồn của một dân tộc nếu bị xâm lược hay mất đi thì số phận của dân tộc sẽ như thế nào?! Và, ba trụ cột của một nước như kiềng ba chân, nếu sụp đổ một chân thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Nếu đời là khổ thì chính các nhà giáo "lưu dung" là người xứng đáng có được cuộc đời nhất.
Cảm ơn được đọc bài Tâm Sự Nhà Giáo.
Chúc sức khỏe và hẹn gặp lại.
Em rất cảm ơn về những lời Thầy đã nhân xét về bài viết của em . Em cũng rất biết ơn Thầy về những bài giảng về tâm lí giáo dục mà em đã học được từ Thầy .Trong bài thơ " Chiều qua chốn cũ " em đã viết :
Trả lờiXóa[...]
Trò xưa giờ tóc điểm sương
Thầy xưa giờ biết tơ vương có còn
Nỗi trôi theo vận nước non
Lời thầy năm ấy vẫn còn đâu đây
" Khó khăn là nghiệp làm thầy
Hình ngay để giữ bóng ngay cho trò "
Sông đời lắm khúc quanh co
Thầy ơi em vẫn đưa đò tháng năm ...
Đó chính là những lời tâm sự tận đáy lòng mà em muốn kính gửi đến các Thầy , Cô giáo cũ trường Sư phạm Quy Nhơn , nơi em đã trãi qua 2 năm học tập , nơi đã trang bị cho em nói riêng và các bạn giáo sinh Sư phạm Quy Nhơn nói chung những kiến thức vô cùng quý báu để bước chân vào "nghiệp làm thầy ".
Em xin kính chúc Thầy luôn có sức khỏe và vui sống với tuổi già .