Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

QUY NHƠN ĐÓN GIÁNG SINH 2012

Nhà thờ Ghềnh Ráng 
Nhà thờ Quy Đức 
Nhà thờ Quy Đức 
Nhà thờ Quy Đức 

Nhà thờ Chánh Tòa 

Hang đá ở nhà thờ Chánh tòa
Nhà thờ Hòa Ninh ( Khu 2 )
Nhà thờ Hòa Ninh ( Khu 2 )
Múa trên đường phố mừng Giáng sinh
"Cô , Chú " Noel 


Nhà thờ Quy Đức 

Nhà thờ Quy Đức
Nhà thờ Quy Đức 

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

CÂY THÔNG GIÀ

CÂY THÔNG GIÀ



Cây thông già nơi bầu trời Bắc Mỹ,

Đứng cô đơn trong gió tuyết mù sương.

Cây thông già nghĩ suy gì thế nhỉ?

Đầu hơi nghiêng dáng vẻ rất u buồn!



Cây thông già đứng đó nhìn nhân thế.

Đời lê thê chưa biết sẽ về đâu.

Loay hoay mãi tìm chưa ra điểm kế.

Nghĩ suy nhiều, sương tuyết phủ bạc đầu!



Tuyết trắng xóa đã phủ đầy các lối,

Tuyết đang rơi và tuyết vẫn còn rơi.

Cây thông già lặng lẽ buồn. Không hối.

Đau thương lên nghe nhức nhối, rã rời.



Cây thông già chợt thấy mình diễm phúc

Nên thôi buồn và lại nở nụ cười.

Cuối năm rồi! Tuyết phủ oằn ngọn trúc.

Đông sẽ tàn. Xuân đến lại xanh tươi.



19-12-2012
(TKT - Canada)

GIỌT LỆ GIÁNG SINH


GIỌT LỆ GIÁNG SINH
(TKT gửi từ Canada )


Chúa ơi! Con nhỏ lệ mừng,

Vì yêu Chúa đã hy sinh giáng trần.

Quan tòa thương xót tội nhân,

Vua yêu nghịch tử phó thân thập hình.

Nên con được xưng công bình,

Được làm con Chúa-Vĩnh-Sinh hầu Ngài.

Tình yêu Thiên Chúa cao dày,

Đại dương nối rộng vòng tay chưa bằng.

Chúa dạy con biết ăn năn,

Chúa hằng thương xót dắt chăn từng giờ.

Giữa đời con là nai tơ,

Rừng thu lạc lối ngẩn ngơ, kinh hoàng.

Chúa yêu rọi ánh vinh quang,

Vào nơi tăm tối, dẫn đường con đi.

Lòng bình an chẳng sợ chi,

Chúa ơi! Con khóc chỉ vì được yêu.

BIỂN CHIỀU


VỀ BẾN


Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH


Hài nhi Giêsu không chỉ đến thế gian này cho riêng người Công giáo mà đến vì cả nhân loại, không phân biệt một ai. Ngài không đến với thế gian để chờ được tung hô, mà Ngài đến để trợ sức và giải thoát cho nhân loại khỏi tội lỗi.
Bổn phận của người Công giáo chúng ta chính là chia sẻ món quà ấy với tha nhân. Chính bằng đời sống đức tin mạnh mẽ của mình giữa đời thường, mỗi chúng ta đang làm máng cỏ giữa lòng đời để Con Thiên Chúa giáng sinh.

“Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời

Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”


Trong mùa Giáng sinh nầy , chúng ta cùng nhìn lại niềm tin của mình, để nhận ra hài nhi Giêsu chính là một quà tặng vô giá mà Thiên Chúa Cha đã trao ban cho nhân loại. Mầu nhiệm Giáng sinh giúp chúng ta tái khẳng định hạnh phúc đích thực của nhân loại này chính là quay về với Thiên Chúa bằng việc đón nhận hài nhi Giêsu.

Chẳng ai nhận quà rồi lại cứ để nguyên không mở quà. Vậy thì khi đón nhận “món quà cực trọng” là hài nhi Giêsu từ tay Thiên Chúa Cha, mỗi người cần phải biết sử dụng món quà ấy, nghĩa là biết để hài nhi Giêsu được lớn lên trong tâm hồn mình, trong mái ấm gia đình mình, trong đời sống chung của cộng đồng mình. Nhờ đó, đời sống chúng ta sẽ tìm được hạnh phúc đích thực.



Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

TÂM SỰ TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM

 ĐỜI NGƯỜI
 ( TKT-Canada )


Đưa tay gỡ chậm tờ lịch cuối,

Cố kéo thời gian của một năm.

Ngày mai ta lại thêm một tuổi,

Một bước gần hơn tới chỗ nằm!



Tại sao ta lại có trên đời?

Tranh giành, kèn cựa, chết khơ khơi!...

Đời người ý nghĩa hay vô nghĩa,

Tùy thuộc nơi ta, chẳng tại đời.



Nhiều kẻ biết mình sắp ra đi,

Ăn chơi, hút chích, nhậu li bì.

Có người bán hết gia tài để,

Phân phát kẻ nghèo trước khi đi.



Nếu biết trần gian là cõi tạm,

Trăm năm nhân thế chẳng lâu gì,

Quê hương vĩnh cửu là Thiên quốc,

Tâm bận chi đời? Tiếc của chi?

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

TÂM TÌNH MÙA GIÁNG SINH



CON CÁM ƠN CHA



Bạn bè con có mấy người tài giỏi,

Đã ra người thiên cổ dưới mồ sâu.

Con bình thường, có xuất sắc chi đâu,

Lại được sống an bình nơi hải ngoại.



Con nghiêm túc thành tâm ngồi ôn lại,

Cả đời con, luôn có Chúa theo cùng.

Chúa giúp con qua muôn nẻo gian truân,

Nắm tay dắt dìu con theo Chúa mãi.



Chúa đã để đời con , nhiều trở ngại,

Chúa rèn  con ,con  khôn lớn từ từ

Nhưng tất cả không ngoài lòng nhân  ái,

Của người cha vĩ đại, Chúa nhân từ.



Tự xét mình là một đứa con hư,*

Chưa xứng với danh xưng con-cái-Chúa.

Lòng mong muốn không còn hư hỏng nữa,

Không phụ tình của cứu Chúa Jêsus.



Trước bệ Chúa con cúi đầu cảm tạ,

Phước ân Ngài đã đổ xuống đời con.

Xin giúp con thôi làm người-khách-lạ,

Sống cho Ngài vì Ngài đã yêu con.

 ( TKT -Canada -2001)

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

THƠ BẠN PHƯƠNG XA


NỬA VẦNG TRĂNG



Trăng ơi trăng, sao trăng không đi ngủ,

Tự treo mình lơ lửng giữa từng không?

Trăng thương ai ở dưới chốn nhân trần,

Mà dõi mắt suốt đêm trường mất ngủ?



Sao im lặng mà mắt buồn ủ rũ?

Nói đi trăng. Hồn nghệ sĩ lắng nghe.

Chính mình ta hồn chẳng nẻo đi về,

Cô đơn lắm, như trăng buồn muôn thuở.



Ta rất muốn cùng trăng chia một nửa,

Nỗi buồn trăng một thuở lụy trần gian.

Vì ta tin Thiên Chúa chốn thiên đàng

Cũng chúc phúc cho ta cùng trăng đó.



Vào đi trăng. Hồn ta luôn bỏ ngỏ

Đợi chờ trăng. Muôn thuở đợi chờ trăng.

Không phải nói. Tình trăng ta sáng tỏ.

Ta yêu trăng chắc chắn chẳng ai bằng.



12-12-2012
TKT- Từ Canada .

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ NHÀ THƠ HÀN MẠC TỬ

                                         Biển Quy Hòa , nơi nhà thơ sống những ngày cuối đời
Bàn thờ nhà thơ trong khu lưu niệm ( Bệnh viện phong - Quy Hòa - Quy Nhơn )
Đây là nơi nhà thơ trút hơi thở cuối cùng trong tay Chúa ( Bệnh viện phong Quy Hòa-Quy Nhơn )
Mộ phần ( đã cải táng ) của nhà thơ tại khu du lịch Ghềnh Ráng - Quy Nhơn 

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

NƠI ANH Ở






Nơi anh ở có nhiều phong cao lắm.

Những cây phong chẳng phải tự anh trồng.

Phong đã có nơi đây từ lâu lắm,

Thuở cha về xin rước mẹ sang sông.


Những cây phong dọc đường ngày hai bận,

Đón đưa anh cười khúc khích bao lần.

Sóc nhiều lắm chuyền cành vui đáo để,

Hai con ngồi thủ thỉ. Chắc tình nhân?


Trong công viên cách nhà mươi blocks,

Có cây sồi sống lão mấy trăm năm.

Người bản xứ bảo một cây nhiễm độc,

Bỏ bạn già đơn chiếc tháng cùng năm!


Cách nhà anh không xa là rừng thưa.

Nhiều đêm hè trăng lên nghe sói hú.

Lắm khi gấu, chó rừng đêm mất ngủ,

Đi lang thang lục thùng rác kiếm ăn.


Say trăng sáng nai rừng thường đi lạc

Dọc lề đường, như giữa chốn rừng xanh.

Anh mỉm cười: Ngày xưa mình đâu khác,

Dạo chơi trăng giữa phố thị đô thành!


Nơi anh ở lá thu rơi nhiều lắm,

Không chỉ vàng còn đỏ, tím em ơi.

Lá thu chất chồng nhiều như nỗi nhớ,

Xưa ngập ngừng, bỡ ngỡ lúc đi chơi!


Trời vào đông, núi bạc đầu tuyết trắng,

Phủ ngàn thông vắng lặng một trời thương.

Ngắm nhìn thông nghe giá buốt trăm đường,

Len lén chạy về tim tìm chút ấm.


TKT- Từ Canada

09-12-2012

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

HOA ĐÁ

Kỳ lạ thay loài Hoa đá

 Thạch Lan (Lithops) là một chi thực vật mọng nước trong gia đình Aizoaceae.
 Các thành viên của chi này có nguồn gốc từ Nam Phi giống như những viên đá
 khi không nở. Tên có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại từ “lithos” có nghĩa
 là "đá", và ops” có nghĩa là "khuôn mặt", đề cập đến sự xuất hiện giống như
 đá loài này.  Đây cũng là một cách ngụy trang của lithops tránh bị ăn thịt
 bằng cách ẩn mình giữa những hòn đá xung quanh nên thường được gọi là sỏi
 hoặc đá sống.
 Cá nhân cây lithops bao gồm một hoặc nhiều cặp hình củ, gần như hợp nhất lại
 đối diện với nhau và hầu như không có gốc. Khe giữa các lá cây có chứa mô
 phân sinh sản xuất hoa và lá mới. Các lá dày để lưu trữ đủ nước cho cây tồn
 tại trong nhiều tháng không có mưa.
 Trong suốt mùa đông, một cặp lá mới, hoặc đôi khi nhiều hơn một, phát triển
 bên trong cặp lá hợp nhất hiện có. Trong mùa xuân, các cặp lá cũ sẽ khô héo
 và bong đi để lộ cặp lá mới. các lá Lithops có thể co lại và biến mất dưới
 mặt đất. Hoa màu vàng hoặc màu trắng nổi lên từ các khe nứt giữa các lá sau
 khi cặp lá mới đã hoàn toàn trưởng thành. Điều này thường là vào mùa thu,
 nhưng có thể là trước khi mùa hè như L. pseudotruncatella và sau mùa đông
 xuân như L. Optica. Những bông hoa thường có mùi thơm ngọt ngào.
 Điều đáng ngạc nhiên nhất của Lithops là màu của lá.  Không có màu xanh lục
 như  hầu hết các thực vật bậc cao khác, mà là những sắc thái khác nhau của
 kem, xám, nâu, được điểm tô thêm những điểm chấm hay những viền đỏ, đặc biệt
 nhất là những hình dáng như bộ não rất ấn tượng.
 Hạt giống dễ nảy mầm,  khi cây con nhỏ, dễ bị tổn thương trong năm đầu tiên
 hoặc năm thứ hai, và sẽ không trổ hoa cho đến khi ít nhất hai hoặc ba tuổi.

 Ngay cả chuyên gia trong lĩnh vực này đôi khi gặp khó khăn trong việc định
 vị Lithops bởi sự ngụy trang hết sức tinh vi
Lithops không độc hại. Trong thực tế, theo một số tài liệu cho thấy trẻ em
 của một số nước ở châu Phi đôi khi ăn các loại cây này như một cách để dập
 tắt cơn khát. Tuy nhiên cần nhấn mạnh, một thực vật không độc hại cũng trở
 nên nguy hiểm khi thuốc trừ sâu đã được áp dụng rộng rãi như hiện nay để
 kiểm soát các loài ve nhện (Spider mites), vì thế cần đặc biệt lưu ý


( From: john nguyen <jstnguyen@hotmail.com> )